x
Corporate Services

Mua bán và Sáp nhập

Các thương vụ Mua bán & Sáp nhập (“M&A”) mang đến những thay đổi lớn mang tính bước ngoặt cho mỗi doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Thông qua giao dịch M&A, bên mua nắm giữ cổ phần, tài sản và các lợi thế kinh doanh từ công ty mục tiêu. Với các giao dịch M&A xuyên biên giới, mức độ hiện diện của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty mục tiêu sẽ tùy thuộc cam kết của Việt Nam tại các điều ước quốc tế và các quy định riêng của Chính phủ.

M&A Việt Nam được thành lập vào năm 2012 là một trong các công ty trong cùng hệ thống với PLF Law Firm – là đơn vị đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bầu chọn của khách hàng thông qua các tổ chức quốc tế uy tín như The Legal 500, Asia Law, IFLR 10000 … Với lợi thế trong cùng hệ thống với công ty luật, các chuyên gia của chúng tôi hiểu biết rất rõ về kinh tế, đầu tư, đồng thời được trang bị kiến thức về pháp luật Việt Nam cũng như điều ước quốc tế. Các giao dịch M&A mà chúng tôi tham gia được trải dài tại nhiều lĩnh vực Tài chính, Sản xuất, Thương mại điện tử, với đa dạng phương thức thực hiện từ M&A một phần đến toàn bộ vốn góp, cổ phần, hay M&A tài sản liên quan đến dự án bất động sản.
Trong giao dịch M&A, chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp trong việc: tư vấn về các mối quan tâm của đơn vị trong giao dịch M&A; phân tích và đưa ra cảnh báo về rủi ro pháp lý tiềm ẩn của các giao dịch; phân tích bản chất của giao dịch; soạn thảo các tài liệu như biên bản ghi nhớ, thư ý định, tuyên bố, hợp đồng, thông báo, xác nhận và các văn bản có liên quan; cấu trúc các giao dịch M&A; tham gia vào quá trình đàm phán; thực hiện thẩm định pháp lý. Từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn tất giao dịch, chúng tôi sẽ luôn đồng hành và đưa ra khuyến nghị trước những rủi ro pháp lý có thể phát sinh trong giao dịch, nhằm bảo vệ và nâng cao lợi ích của doanh nghiệp.

Tư vấn về giao dịch M&A

Phân tích rủi ro pháp lý tiềm ẩn của các giao dịch

Phân tích bản chất của giao dịch

Cấu trúc thỏa thuận M&A

Tham gia vào quá trình đàm phán

Thực hiện thẩm định pháp lý

13 Years of experience

Cấu trúc giao dịch

Việc xây dựng một cấu trúc thỏa thuận M&A rất phức tạp và đầy thách thức vì có rất nhiều yếu tố cần được xem xét. Những yếu tố này thường bao gồm: Chỉ số tài chính, Quyền kiểm soát doanh nghiệp, Kế hoạch kinh doanh, Điều kiện thị trường, Pháp luật, Chính sách kế toán – tài chính, v.v. Cấu trúc giao dịch là một phần của quá trình M&A và cần được xác định để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra, đồng thời xem xét các rủi ro mà các bên có thể phải gánh chịu. Với từng phương án cấu trúc giao dịch, doanh nghiệp sẽ nhìn nhận được khối lượng công việc, trình tự, thời gian dự kiến, chi phí tài chính và cả những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện và giải pháp kèm theo.

    • 1. Chúng tôi sẽ giúp bạn:

      - Tìm hiểu và đánh giá đối tượng còn lại trong giao dịch.
      - Đánh giá tính khả thi và phù hợp của kế hoạch so với mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong giao dịch M&A.
      - Xây dựng phương án thực hiện phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
      - Cùng đàm phán với bên còn lại trong giao dịch để đi đến giải pháp thống nhất.

    • 2. Chúng tôi làm như thế nào?

      - Chúng tôi sẽ trao đổi cùng bạn thông qua hệ thống CRM hoặc email, điện thoại, các buổi họp trực tuyến hoặc trực tiếp để nắm rõ mục tiêu của các bên khi tham gia vào giao dịch.
      - Đại diện doanh nghiệp tham gia làm việc với bên còn lại trong giao dịch
      - Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để xác định mức độ mà pháp luật cho phép bạn và đối tác khi tham gia giao dịch M&A.
      - Phân tích mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến trong giao dịch, sự phù hợp giữa mục tiêu so với quy định pháp luật, chính sách của Chính phủ và khả năng đáp ứng của các bên.
      - Thực hiện báo cáo và cung cấp tài khoản truy cập hệ thống CRM để giám sát tiến độ công việc đang triển khai.

    Thực hiện thẩm định pháp lý

    Thẩm định pháp lý thường được thực hiện để đánh giá khách quan sự tuân thủ pháp luật trong quá khứ của công ty mục tiêu trong giao dịch M&A, những rủi ro có thể phát sinh trong tương lai như phạt hành chính, kiện tụng, thu hồi dự án. Kết quả thẩm định pháp lý sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan để đưa ra quyết định đầu tư đồng thời giúp chủ sở hữu công ty mục tiêu có quan điểm nghiêm túc hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm cải thiện hoặc thay đổi một số khía cạnh hoạt động. Dựa vào mục đích và phạm vi giao dịch M&A, việc xem xét toàn diện các vấn đề pháp lý của công ty mục tiêu từ vốn góp, cơ cấu tổ chức, tình trạng sở hữu và các vấn đề khác sẽ được thực hiện.

      • 1. Chúng tôi sẽ giúp bạn:

        - Xác định các hạng mục cần thẩm định tương ứng với mục tiêu mà các bên hướng đến trong giao dịch.
        - Rà soát toàn bộ tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan đến công ty mục tiêu và bên còn lại tham gia giao dịch.
        - Lập báo cáo pháp lý, đánh giá mức độ rủi ro tương ứng với từng hạng mục không đáp ứng yêu cầu về tuân thủ.
        - Xây dựng phương án xử lý để khắc phục những hạng mục không đáp ứng sự tuân thủ.

      • 2. Chúng tôi làm như thế nào?

        - Chúng tôi sẽ trao đổi cùng bạn thông qua hệ thống CRM hoặc email, điện thoại, các buổi họp trực tuyến hoặc trực tiếp để nắm rõ mục tiêu của các bên khi tham gia vào giao dịch.
        - Đại diện tham gia làm việc với bên còn lại trong giao dịch.
        - Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để xác định mức độ mà pháp luật cho phép bạn và đối tác khi tham gia giao dịch M&A.
        - Phân tích mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến trong giao dịch, sự phù hợp giữa mục tiêu so với quy định pháp luật, chính sách của Chính phủ và khả năng đáp ứng của các bên.
        - Thực hiện báo cáo và cung cấp tài khoản truy cập hệ thống CRM để giám sát tiến độ công việc đang triển khai.

      Xác lập Hợp đồng và Văn bản liên quan

      Văn bản được xác lập dựa trên kết quả thẩm định pháp lý, với các điều khoản ghi nhận quyền và nghĩa vụ của từng bên. Cùng với Hợp đồng, các thỏa thuận riêng liên quan đến đối tượng giao dịch (thỏa thuận phát hành trái phiểu, cổ phiếu, thỏa thuận cổ đông, điều lệ …) cũng được hình thành, tùy theo đối tượng và phạm vi giao dịch.

        • 1. Chúng tôi sẽ giúp bạn:

          - Xác lập các công việc mà mỗi bên cần thực hiện và được ghi vào hợp đồng và các văn bản có liên quan.
          - Thiết lập các mốc thời gian tương ứng cho từng hạng mục trong Hợp đồng, văn bản có liên quan.
          - Xây dựng các chế tài nhằm đảm bảo sự tuân thủ của các bên.
          - Tham gia đàm phán với bên còn lại để thống nhất các điều khoản trong Hợp đồng.
          - Giám sát việc tuân thủ của các bên trong quá trình thực hiện Hợp đồng và thỏa thuận liên quan.

        • 2. Chúng tôi làm như thế nào?

          - Chúng tôi sẽ trao đổi cùng bạn thông qua hệ thống CRM hoặc email, điện thoại, các buổi họp trực tuyến hoặc trực tiếp để nắm rõ mục tiêu của các bên khi tham gia vào giao dịch.
          - Đại diện tham gia làm việc với bên còn lại trong giao dịch.
          - Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để xác định mức độ mà pháp luật cho phép bạn và đối tác khi tham gia giao dịch M&A.
          - Phân tích mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến trong giao dịch, sự phù hợp giữa mục tiêu so với quy định pháp luật, chính sách của Chính phủ và khả năng đáp ứng của các bên.
          - Thực hiện báo cáo và cung cấp tài khoản truy cập hệ thống CRM để giám sát tiến độ công việc đang triển khai.

        Thủ tục pháp lý giao dịch M&A

        Tương ứng từng đối tượng và cấu trúc của giao dịch M&A, pháp luật yêu cầu các bên phải thực hiện các thủ tục cần thiết để xác lập và chuyển giao quyền, nghĩa vụ từ bên bán sang bên mua. Đặc biệt là các loại tài sản mà pháp luật yêu cầu phải hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì quyền hợp pháp của một bên mới được hình thành (với bên mua) hoặc chấm dứt (đối với bên bán).

          • 1. Chúng tôi sẽ giúp bạn:

            - Xác định các thủ tục mà mỗi bên cần thực hiện để hoàn tất giao dịch M&A.
            - Chuẩn bị hồ sơ và đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan có thẩm quyền để được phê duyệt từng thủ tục.

          • 2. Chúng tôi làm như thế nào?

            - Chúng tôi sẽ trao đổi cùng bạn thông qua hệ thống CRM hoặc email, điện thoại, các buổi họp trực tuyến hoặc trực tiếp để nắm rõ mục tiêu của các bên khi tham gia vào giao dịch.
            - Đại diện tham gia làm việc với bên còn lại trong giao dịch.
            - Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để xác định mức độ mà pháp luật cho phép bạn và đối tác khi tham gia giao dịch M&A.
            - Phân tích mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến trong giao dịch, sự phù hợp giữa mục tiêu so với quy định pháp luật, chính sách của Chính phủ và khả năng đáp ứng của các bên.
            - Thực hiện báo cáo và cung cấp tài khoản truy cập hệ thống CRM để giám sát tiến độ công việc đang triển khai.

          Đơn giản hóa công việc pháp lý của bạn
          tại Việt Nam